[Movie] Denial (2016)

Bộ phim tái hiện một sự kiện có thật cách nay gần 20 năm, và kịch bản dựa trên quyển ‘History on Trial: My Day in Court with a Holocaust Denier’ của Deborah E. Lipstadt. Tóm tắt lại thì đây là câu chuyện diễn ra khi David Irving (một tác giả người Anh, chuyên viết về Thế Chiến II, được biết đến như một ‘Holocaust Denial’) kiện Deborah Lipstadt (một nhà sử học người Mỹ chuyên nghiên cứu về lịch sử Do Thái và Holocaust) lên tòa án Anh Quốc vì tội phỉ báng khi Lipstadt gọi ông ta là “holocaust denial” trong một cuốn sách trước đó. Điều thú vị ở chỗ tại sao lại là tòa án Anh Quốc, tất nhiên không đơn giản là vì Irving là người Anh còn Lipstadt là người Mỹ, mà là ở sự khác biệt trong cách vận hành của hệ thống luật pháp giữa Anh và Mỹ, và đó chính là điểm sáng của bộ phim, những đoạn giải thích về trình tự pháp luật rất là hay.

Ấn tượng ban đầu khi xem trailer của phim là mình đã nghĩ nó là một bộ phim về Holocaust, và nhân vật Deborah Lipstadt sẽ có vai trò trung tâm, câu truyện được xây dựng như một cuộc đấu tranh giành công lý (như các phim biopic của Hollywood vẫn hay làm), Lipstadt sẽ là đại diện cho một cộng đồng, là người vì những nạn nhân sống xót sau holocaust mà lên tiếng phản bác lại những người theo Chủ nghĩa bài Do Thái (antisemitism), đại khái vậy, một dạng chủ nghĩa anh hùng hay thấy trong phim ảnh.

Nhưng sau khi xem xong, ah không, chính xác là sau gần nửa phim thì mình bắt đầu thấy nó thú vị hơn vì đây là một bộ phim về một vụ kiện ở tòa án, nơi sẽ có bên bị cáo, bên nguyên cáo và bên đại diện cho luật pháp đưa ra phán quyết (mà ở đây là thẩm phán), nơi cho chúng ta thấy một khi vấn đề được đem ra phân xử tại tòa, vấn đề quan trọng không còn ở chỗ sự thật của câu chuyện, mà là cách người ta có thể chứng minh cái gì là “sự thật”, và dĩ nhiên sau đó bên thắng chính là người nắm trong tay sự thật.

Có thể đó là một phần lý do bộ phim không tạo được tiếng vang với khán giả, khoan nói đến giới phê bình, chỉ nói đến hiệu ứng lan truyền với người xem là không có, người ta có thể thích, có thể không thích, nhưng mình không thấy người ta nhắc về nó như ban đầu mình tưởng khi xem trailer, vì chủ đề về holocaust chưa bao giờ nguội và thường rất nhạy cảm. Vấn đề nằm ở chỗ bộ phim này không làm khán giả thấy “xúc động” hay “phẫn nộ” hay bị lay động tâm lý mạnh về một sự kiện có thật, không tạo ra được cái mà người ta hay gọi là “truyền cảm hứng”, một trong những yếu tố có thể giúp một bộ phim trở thành làn sóng. Bởi vì 10 người đi xem, liệu có bao nhiêu người biết rõ hay hiểu về sự kiện có thật đó, cái lôi cuốn họ là cảm giác khi xem phim, câu chuyện đó chạm đến bao nhiêu cung bậc cảm xúc của họ, khiến họ muốn nói về nó, muốn lên tiếng bộc lộ quan điểm của mình… mình nghĩ bộ phim đã không khai thác theo hướng đó. Nó đơn giản chỉ tường thuật lại một câu chuyện như phóng sự trên truyền hình, không nhắm vào việc tạo cảm xúc cao trào cho người xem, hoặc có thể họ có muốn làm được việc đó, chỉ có điều làm không tới… cái này thì mình chưa đủ khả năng để nói được. Nhưng mình nghĩ “Denial” không thành công không phải bởi vì nó dở, mà bởi vì nó khô khan về cảm xúc, điều làm mình thấy tò mò muốn tìm hiểu nhiều hơn sau khi xem không phải về hai nhân vật chính, hay về holocaust denial mà là về bản thân diễn biến của vụ kiện, về đoàn luật sư đại diện cho Lipstadt. Một bộ phim khi cả hai nhân vật chính đều không tạo được sức hút và thông điệp truyền tải không thực sự rõ ràng thì kết quả tất yếu nó khó thu hút được khán giả đại chúng.

Thật lòng khoảng 10-15 phút đầu tiên của phim mình hơi có chút thất vọng vì diễn biến rất cliché và không cuốn hút như đáng lẽ nó nên thế, tình huống đáng ra phải khiến cho người xem bị lay động, ít nhất là có quan điểm ban đầu về vụ kiện chẳng hạn. Nhưng nó không đọng lại trong đầu mình điều gì ngoài chuyện biết rằng “à tại sao họ kiện nhau ra tòa”. Và cũng chỉ đến khi “họ đưa nhau ra tòa” thì diễn biến trở nên thú vị lôi cuốn hơn rất nhiều. Hai nhân vật trong đội luật sư đại diện của Lipstadt mới thực sự là nhân vật chính trong mắt khán giả: head solicitor Anthony Julius và head barrister Richard Rampton.

Không ai có thể phủ nhận rằng diễn viên gạo cội Tom Wilkinson trong vai luật sư Richard Rampton chính là ngôi sao sáng nhất phim, một nhân vật có sức sống, có cá tính rõ ràng, có cao trào có thâm trầm và dưới sự hóa thân của Wilkinson đã tạo nên một nhân vật khiến người khác thấy kính trọng, dù mình không rõ ngoài đời Richard Rampton có giống như vậy thật hay không.

Nhân vật gây ấn tượng thứ hai đó là Anthony Julius do Andrew Scott thủ diễn, một luật sư nổi tiếng ở London khi đã từng làm luật sư đại diện cho công nương Diana khi ly dị thái tử Charles , và giờ là head solicitor trong vụ kiện của Lipstadt. Nếu bạn nào chưa rõ thì solicitor là người đưa ra chiến lược cho vụ kiện, còn barristor là người trực tiếp đứng ra các tranh luận trên tòa. Điều khiến mình thích ở nhân vật Anthony Julius là ở chỗ dù chung một “phe” thì cảm giác dành cho Richard và Anthony không hề giống nhau, Richard khiến mình quý trọng và nể vì một luật sư tài giỏi, tâm huyết và là một người có tấm lòng, thì Anthony lại khiến người ta phải e dè một tay luật sư lão luyện.

Tài năng là điều không thể phủ nhận ở Anthony, sự sắc sảo, thực tế và quyết đoán đều có thể dễ dàng cảm nhận được ở con người này, đồng thời là sự lạnh lùng, vẻ cao ngạo giấu trong vỏ bọc khiêm tốn nhã nhặn, sự áp đặt lên những người yếu thế hơn và cả sự cáo già trong những bước đi là nửa còn lại của vị luật sư nổi tiếng ấy. Cái cách Anthony chọn chiến lược, thuyết phục Lipstadt không lên tiếng tại tòa, không để các nạn nhân của vụ diệt chủng làm nhân chứng hay cách ông ta gần như “ép” David Irving trong việc không dùng bồi thẩm đoàn trong vụ kiện mà là thẩm phán, cuộc đối thoại rất ngắn, câu thoại và vẻ mặt vô cùng nhẹ nhàng, nhưng ánh nhìn và thái độ của David Irving thì có thể hiểu đó là một đòn phủ đầu khá mạnh. Rồi cái cách Anthony thuyết phục Lipstadt không đưa nhân chứng lên tòa nghe có vẻ đầy sự cảm thông chân thành và muốn bảo vệ họ nhưng lại khiến người ta nảy ra trong đầu cái ý niệm “you can’t trust him”. Ở Richard Rampton là cảm giác tin tưởng tỏa ra từ người đàn ông nói ít làm nhiều, hành động độc lập nhưng quan tâm đến chính nghĩa, thì Anthony Julius khiến người ta thấy bản chất các công ty luật là những nhà đầu tư, và các vụ án chính là các thương vụ, mà Anthony là một thương nhân điển hình. Mình không rõ lắm chủ ý của biên kịch và đạo diễn có đúng là thế không nhưng có một chi tiết là Anthony rất hay ngồi gật gù mỉm cười khi để người khác trình bày ý kiến về vụ kiện, mà có thể dễ dàng nhận ra đó vốn là ý kiến của Anthony, nhân vật đó có một sự áp đảo đối với người xung quanh và mỗi khi từ chối ý kiến gì của Lipstadt đều vô cùng lạnh lùng và khiến người khác không thể phản kháng, như một con mèo đang dồn con chuột vào góc tường vậy nhưng khi đối phương bắt đầu sợ hãi thì ngay lập tức thu nanh và cười thân thiện nhất có thể, làm người khác không biết nên nghĩ sao về con người này. [mặt thấy cưng ghê hồn ko :))]

Khi Richard hay Lipstadt cùng một số nhân vật khác bộc lộ thái độ căm ghét với David Irving thì riêng Anthony chả quan tâm Irving là ai, ông ta đã làm gì… mà quan trọng cần phải thắng vụ án và Irving là mục tiêu cần đánh bại, vậy thôi. Mà nghe nói lời thoại trong những cảnh trên tòa là được trích ra từ transcript của các phiên xử, thật sự là nội dung tranh luận giữa hai bên rất thú vị, kích thích lòng tò mò khá là nhiều.

Rachel Weisz vào vai nhân vật chính của phim, Deborah Lipstadt, dù là nữ chính, trung tâm của câu truyện thì vai trò của nhân vật Lipstadt không có gì nổi bật trong phim, vì khi ở tòa, một vụ án kiện kéo dài trong 4 năm, được xử ở tòa cũng mấy tháng thì bà không được phép lên tiếng điều gì (theo ý kiến tư vấn của luật sư); nên việc tạo ấn tượng được với khán giả chính là những lúc ngoài tòa, mối quan hệ giữa bà và các bên liên quan, thì phần này trong phim cũng không được tốt. Rachel Weisz là một diễn viên mình khá thích, và Rachel diễn vai này không hề tệ, chỉ có điều mình hoàn toàn không thích nhân vật Deborah Lipstadt trong phim. Tất nhiên bộ phim làm dựa theo tác phẩm của chính Deborah Lipstadt ngoài đời viết nên khai thác khá nhiều cảm xúc cá nhân của bà. Nhưng đó cũng là lý do khiến mình không thích nhân vật này, Deborah trong phim không khiến mình đồng cảm. Mình không nhận thấy mục đích bảo vệ “sự thật” hay đấu tranh giành công lý như người ta nói, mình chỉ thấy sự bốc đồng cá nhân, mong muốn bảo vệ cái tôi, cảm xúc lấn át sự tỉnh táo của một nhà sử học, mình không thấy được sự vững chãi kiên định của một nhà nghiên cứu khi bảo vệ điều mình tin tưởng mà là cảm xúc yếu đuối, bị tổn thương về một vấn đề cá nhân. Holocaust không phải chỉ là vấn đề cá nhân của Lipstadt, không phải chỉ là về những người liên quan đến bà, cho dù bà có là người gốc Do Thái đi chăng nữa, nó là vấn đề của lịch sử, của nhân loại, của rất nhiều người, nó không phải cuộc tranh cãi cá nhân giữa Irving và Lipstadt, cũng không phải việc Irving và Lipstadt ghét nhau như thế nào.
Trước đến giờ vẫn luôn có quan điểm rằng ‘lịch sử’ vẫn luôn là những góc nhìn, tất nhiên có những sự kiện, những con số, những câu chuyện có thể là ‘fact’ nhưng lịch sử không phải là fact, nó là những góc nhìn của những người viết ra nó, và bạn tin cái gì, tin đến đâu; cũng là lý do mà các nhà nghiên cứu lịch sử vẫn luôn làm không hết việc. Với câu truyện của ‘Denial’, về holocaust hay holocaust denial thì trước khi xem phim này mình cũng biết đôi chút từ những phim trước đó từng xem và một vài lần ngồi đọc các diễn đàn tranh luận về các quyển sách viết về chủ đề này, đã từng có một lần mình đọc mấy bài viết về holocaust denial gần nguyên đêm và đến hôm sau thì dừng không đọc nữa vì càng đọc lại càng hoa mắt chóng mặt về những con số, sự phức tạp và cả những quan điểm đa chiều về vấn đề này, việc cần rất nhiều thời gian tìm hiểu chứ không phải chỉ đọc qua loa vài bài báo. Nhưng khi đưa hai chiều tranh luận này vào ‘Denial’ thì mình thấy nó nông, nếu không nói là hơi phiến diện, hình ảnh của David Irving được xây dựng theo tuýp nhân vật phản diện thâm độc. Mà vấn đề ở chỗ lại không chỉ ra được ông ta xấu xa ở điểm nào, chuyện Irving dối trá ra sao cũng rất mơ hồ và trôi tuột qua quá nhanh, mình không nói David Irving ở ngoài đời là người tuyệt vời hay cao đẹp, mình không biết nhiều về ông ta và cũng không đồng tình với một số  phát biểu của ông mà mình từng nghe. Nhưng lên phim muốn khán giả đồng cảm (chưa cần biết đúng hay sai) thì phải thể hiện được con người của nhân vật đó chứ không phải chỉ cần chỉ vào ông ta và bảo đó là kẻ xấu. Lúc biết Timothy Spall sẽ đảm nhận vai David Irving mình thấy cast rất chuẩn vì đây là một diễn viên cá tính, và nhất là khuôn mặt hợp với thần thái nhân vật cho dù bề ngoài của Timothy không thực sự tương đồng với David Irving. Nhưng đến lúc xem thì có chút thất vọng vì nhân vật được trao nhiệm vụ “phản diện” chính của phim thì đất diễn quá nghèo nàn. Nếu không phải khả năng diễn xuất của Timothy qua những biểu cảm khuôn mặt tốt thì sợ rằng nhân vật này còn nhạt nhẽo hơn. Một người tự đứng ra đại diện cho bản thân trước tòa trong một vụ án kiện tội phỉ báng, trực tiếp đối đầu với một đoàn đội luật sư với tư thế cực kì tự tin cao ngạo đáng lẽ nên có nhiều đất diễn và có những đoạn thoại cô đọng, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn.

Ở đoạn gần cuối phim còn nói đến chủ đề free speech và hate speech khá là hay, mình còn cực thích đoạn chất vấn của ngài thẩm phán trước tòa nữa. Những câu nói đơn giản nhưng vẫn luôn là điều làm chúng ta thấy hoang mang trong khi ở thời điểm hiện tại người người dương cao ngọn cờ tự do ngôn luận nhưng chả mấy biết được liệu tự do thực sự là như thế nào. Và vụ kiện này xảy ra đã gần 20 năm, đến giờ vẫn là câu hỏi lớn…

Hàng bonus ♡

9 thoughts on “[Movie] Denial (2016)

  1. Mình cảm thấy thật thất vọng về bản thân mình khi mình ko kiếm ra blog của bạn sớm hơn :((. Mình cũng rất hâm mộ Andrew và việc kiếm các blog về anh thật sự rất khó khăn. Cảm ơn bạn vì đã viết 1 bài review thật hay như thế này ❤

    Like

  2. Còn mình thì thấy ngạc nhiên vì có fan đi tìm blog đọc về Andrew đó. Trước giờ hiếm lắm, mình toàn tự viết tự đọc là chính :))

    Liked by 1 person

  3. :)) Mình kiếm bài về Andrew cả VN lẫn nước ngoài đều khó nên nói thật khi mình tìm ra blog của bạn mình thật sự xúc động, ko thể tin đc là mình ko tìm ra bạn sớm hơn. Mình thích Andrew ngay từ khi coi tập hoàn chỉnh đầu tiên của Sherlock – The Great Game, sau đó thì hoàn toàn ko thể bỏ qua bất cứ vai diễn nào của Andrew từ phim ảnh cho tới các trích đoạn kịch có thể xem đc (có 1 trích đoạn Scottie đóng trong kỉ niệm 50 năm của nhà hát Great Theater). Dù gì đi nữa, cảm ơn bạn đã viết những bài blog này :)) Mình cảm ơn ko hết đâu, nếu bạn có facebook thì cho mình xin để add nhé.
    P/s: Mình có giữ 1 đóng film và hình ảnh của Andrew và đang tính lập fanpage cho anh. Nếu bạn có hứng thú thì cùng làm fanpage cho Andrew nhé :3

    Like

  4. Mình ko dùng fb cá nhân nữa, nếu b muốn lâu lâu nc thì có fb page của blog, mình hay update trên đó hơn :v còn fanpage thì chịu rồi, mình đi làm, vừa duy trì blog vừa tham gia làm sub nữa nên mình nghỉ làm admin fanpage lâu rồi.

    Like

  5. Vậy cho mình fb page của blog đc ko, có gì dễ nói chuyện hơn, còn vụ admin page thì ko quan trọng lắm đâu, có người theo page là vui lắm rồi 🙂

    Like

  6. Bạn search @itselementarylove, page El_love. Ah nhưng mà bạn lập page đi, mình ủng hộ 2 tay, mình muốn thấy ở VN có fanpage cho a lắm nhưng mà nhiều ng bỏ cuộc quá :))

    Like

  7. miễn vẫn còn fan của Scottie hiện diện thì mình sẽ ráng giữ page :))) à mà bạn có coi series My Life in Film chưa, Scottie hồi đó nhìn cute chu choe thấy mồ =)))

    Like

  8. Mình có review phim đó hồi lâu lâu trước đây trên blog. Chừng nào bạn lập page mình sẽ share phụ.

    Like

Leave a Comment